Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường có thể rút ngắn bằng 3 cách
Nội dung bài viết
Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra tính từ khi chẩn đoán bệnh có thể ngắn hoặc dài khác nhau ở mỗi người. Nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bệnh tiểu đường gây biến chứng và 3 cách được đề cập trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn đẩy lui các biến chứng nguy hiểm.
Theo thời gian, tiểu đường có thể gây biến chứng trên toàn cơ thể tim, mắt, thận, thần kinh, bàn chân…
Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường là bao lâu?
Biến chứng bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại là cấp tính và mạn tính. Thời gian xuất hiện của hai loại biến chứng này cũng khác nhau và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, cách kiểm soát đường huyết hay biện pháp phòng ngừa…
Biến chứng cấp tính
Nhóm biến chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi lượng đường trong máu tăng cao hay hạ thấp quá mức. Bạn có thể nhận biết chúng bằng một số triệu chứng đặc trưng sau:
– Dấu hiệu hạ đường huyết: vã mồ hôi, bủn rủn chân tay, mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt…
– Dấu hiệu nhiễm toan ceton: tiểu nhiều, khát nhiều, đau bụng, buồn nôn, hơi thở có mùi trái cây…
Biến chứng mạn tính
Một số nghiên cứu chỉ ra, các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện sau khi chẩn đoán khoảng 5 – 10 năm. Tuy nhiên, con số này có thể ít hơn nếu phát hiện bệnh muộn. Nhiều trường hợp tiểu đường được chẩn đoán khi đã có biến chứng như tê bì, châm chích (biến chứng thần kinh ngoại biên), mờ mắt, tầm nhìn có đốm đen (biến chứng mắt), da khô ngứa, dày sừng (biến chứng trên da)… Ngược lại, nếu người bệnh phát hiện sớm, kiểm soát đường huyết tốt và có biện pháp phòng ngừa, thời gian biến chứng xuất hiện có thể trì hoãn tới vài chục năm.
Hãy liên hệ ngay với chuyên gia để “dự đoán” thời gian biến chứng tiểu đường của bạn và được tư vấn cách phòng ngừa biến chứng!
Giải pháp làm chậm thời gian xuất hiện biến chứng tiểu đường
Để kiểm soát biến chứng tiểu đường, việc bạn cần làm trước tiên là ổn định đường huyết. Tuy nhiên, khi duy trì được mức đường huyết an toàn, bạn mới chỉ thành công được một nửa. Có hai lý do giải thích cho điều này.
Đầu tiên, bản chất của biến chứng là quá trình rối loạn chuyển hóa tạo ra nhiều rác thải oxy hóa gây tổn thương thành mạch máu và hệ thần kinh. Do đó, muốn ngăn ngừa, bạn cần đảm bảo tác động cả “gốc” – ổn định đường huyết và “ngọn” – bảo vệ mạch máu, hệ thần kinh.
Thứ hai, biến chứng bệnh tiểu đường không chỉ là kết quả của sự rối loạn lượng đường trong máu mà còn chịu tác động của các bệnh lý mắc kèm. Nếu bạn bị mỡ máu cao, tăng huyết áp, lối sống không lành mạnh (hút thuốc, sử dụng chất kích thích rượu bia…), thì thời gian đến biến chứng sẽ bị rút ngắn.
Chính vì hai lý do này, có nhiều người tiểu đường vẫn mắc biến chứng ngay cả khi đường huyết ở ngưỡng mục tiêu.
Muốn làm chậm thời gian xuất hiện biến chứng tiểu đường, ngoài tập trung giảm các chỉ số đường huyết, bạn cần ngăn chặn quá trình oxy hóa bằng cách bổ sung chất chống oxy hóa từ thảo dược và kiểm soát các bệnh lý mắc kèm.
Muốn đẩy lùi biến chứng, cần kết hợp nhiều giải pháp Đông – Tây Y.
Giảm và ổn định đường huyết
Bạn nên phối hợp tốt với bác sĩ trong việc dùng thuốc. Đồng thời theo dõi đường huyết thường xuyên để biết được liệu thuốc của bạn đang có tác dụng tốt hay không. Nếu
đường huyết lúc đói trên 7 mmol/l hoặc sau ăn 2 giờ trên 10 mmol/l, cần sớm báo cho bác sĩ.
Chế độ ăn và tập luyện cũng là giải pháp quan trọng để ổn định đường huyết. Ngoài việc hạn chế bớt tinh bột trong bữa ăn, bạn có thể áp dụng các mẹo ăn uống sau để giảm đường máu tốt hơn:
- Ăn 50% lượng thức ăn mỗi bữa là rau xanh. 25% cho thịt, cá, đậu và 25% cho cơm, bún, miế..
- Bắt đầu bữa ăn bằng 1 đĩa rau luộc nhỏ hoặc 1 bát con canh rau ít dầu mỡ.
- Khi ăn các món chứa tinh bột, nên ăn cùng lúc với nhóm chất đạm (thịt cá).
- Phân bổ lượng thức ăn hợp lý, đừng ăn nhiều vào bữa tối
- Di chuyển nhiều hơn, hạn chế ngồi quá lâu 1 tư thế quá 90 phút.
Thay đổi lối sống để kiểm soát các bệnh lý mắc kèm
Một lối sống lành mạnh vừa giúp bạn giảm đường huyết, vừa phòng ngừa biến chứng và các bệnh lý khác. Dưới đây là các lưu ý bạn cần áp dụng khi mắc tiểu đường:
- Ăn giảm chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa (mỡ động vật, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn…) để kiểm soát mỡ máu.
- Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng.
- Hạn chế uống rượu, tối ưu nhất là không quá 2 ly mỗi ngày.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Giảm cân nếu cân nặng của bạn đang vượt mức (Bạn có thể dựa trên chỉ số BMI = cân nặng : chiều cao : chiều cao. BMI bình thường là 18,5 – 22,9)
- Rửa chân hàng ngày, giữ bàn chân khô ráo. Luôn đi tất mềm và chọn giày phù hợp để tránh vết thương, vết loét.
Lối sống lành mạnh giúp người tiểu đường trì hoãn thời gian biến chứng.
Ngăn chặn biến chứng bằng thảo dược
Các chất chống oxy hóa tổng hợp có thể tìm thấy trong một số sản phẩm bổ sung vi chất. Tuy nhiên, có một cách tự nhiên và an toàn hơn giúp bạn có được các hoạt chất này, đó là sử dụng thảo dược, điển hình như:
– Câu kỷ tử: Giúp ngăn ngừa biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể và hỗ trợ giảm đường huyết.
– Trái nhàu: Chống viêm, bảo vệ mạch máu, tăng cường miễn dịch, giảm đường huyết và mỡ máu xấu.
– Mạch môn: Chống xơ hóa thận, giảm ure trong nước tiểu, từ đó ngăn ngừa bệnh thận đái tháo đường.
– Hoài Sơn: Giảm đường huyết sau ăn, chống tổn thương thần kinh.
Mỗi loại thảo dược sẽ có tác dụng với những biến chứng khác nhau. Vì vậy, để tận dụng tối đa lợi ích, các chuyên gia Nội tiết Đái tháo đường đã tìm cách kết hợp các loại thảo dược này và tạo ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường – sản phẩm chuyên biệt trong phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường.
Khi nói về Hộ Tạng Đường, chuyên gia Nguyễn Huy Cường nhận định: “Sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường kết hợp cùng thuốc điều trị sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng bệnh tiểu đường, nhất là biến chứng thần kinh ngoại biên, tim mạch.”.
Thực tế cũng có rất nhiều trường hợp mắc biến chứng tiểu đường dùng giải pháp hỗ trợ này và có được hiệu quả ngoài mong đợi. Bạn có thể xem chia sẻ của họ trong video dưới đây.
Gọi cho chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về cách phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường với Hộ Tạng Đường!
Biến chứng tiểu đường ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tâm lý của bạn. Nhưng nếu có một kế hoạch điều trị toàn diện, bạn sẽ không cần băn khoăn thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường ra sao.
Bích Ngọc
Tham khảo:
http://diabetesupdate.blogspot.com/2008/06/how-long-does-it-take-to-develop.html
https://draxe.com/
https://en.wikipedia.org/wiki/Complications_of_diabetes_mellitus#Overview
https://www.diabetesdaily.com/blog/diabetic-complications-why-blood-sugar-management-isnt-everything-437583/
*Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của thực phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.”
- thời gian biến chứng li> ul>
Bình luận